Nghi phạm đi xe máy màu đen ko biển số, đeo găng tay, khẩu trang và đội mũ bảo hiểm che kín mặt, mang theo dao búa vào đập tủ kính của tiệm vàng để cướp tài sản.
Tại thời điểm đó, trong tiệm chỉ có chị Đoàn Thị Thuý Nga (SN 1991) là chủ cửa hàng đang nấu cơm ở bếp phía sau.
Khi phát hiện, chị Nga đi lên nhà thì bị nghi phạm cầm dao dọa chém, chị bỏ chạy ra phía sau nhà hô hoán. Đối tượng đã nhanh chóng lấy vàng tẩu thoát. Tài sản bị cướp sơ bộ ước tính khoảng hơn 20 cây vàng.
Ngay khi nhận được tin báo, Đại tá Cao Minh Huyền, Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai và Đại tá Trần Quốc Huy, Phó Giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự và Công an huyện Bảo Thắng huy động tối đa lực lượng, phối hợp với Công an các huyện, thị xã, thành phố tập trung truy xét.
Lực lượng phối hợp đã rà soát gần 100 đối tượng trong diện quản lý nghiệp vụ và đối tượng lưu động trên địa bàn cũng như các vùng giáp ranh, số công nhân có biểu hiện nghi vấn trong khu Công nghiệp Tằng Lỏong, đồng thời phân công nhiều tổ trinh sát rà soát hàng trăm camera trên các tuyến đường liên xã, đường tỉnh lộ, quốc lộ liên quan đến khu vực xảy ra vụ cướp.
Đồng thời, cơ quan chức năng cũng đã tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông trên toàn địa bàn… để phát động nhân dân tố giác tội phạm.
Sau khi áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng đấu tranh đã xác định được nơi đối tượng lẩn trốn sau khi gây án và huy động gần 100 cán bộ, chiến sĩ phong toả khu vực nghi vấn để rà soát.
Đến 19h20 cùng ngày, lực lượng chức năng đã truy xét và bắt giữ được nghi phạm gây án là Nguyễn Văn Tuấn (SN 1995, trú tại thôn Mường 1, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng) cùng phương tiện gây án và tang vật.
Qua xác minh nhanh được biết, nghi phạm là công nhân xưởng DCP của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoá chất Đức Giang Lào Cai.
Theo anh Th., nếu khách hàng đồng ý với mức giá chênh đại lý đưa ra thì sẽ có cơ hội nhận xe sớm hơn những khách khác, và được kèm gói phụ kiện: dán kính, trải sàn, camera hành trình,... Tùy vào phiên bản, màu xe khách sẽ có mức chênh hoặc phụ kiện đi kèm khác nhau.
Riêng kế hoạch nhận xe, bản 1 cầu sớm nhất là cuối tháng 7, bản 2 cầu phải đến cuối tháng 8 cho những khách đặt cọc trước.
Tại một đại lý khác, lấy lòng khách bằng việc cho biết mức giá chênh tại đại lý này chắc chắn sẽ không đến 100 triệu đồng như những chỗ khác nhưng thời gian nhận xe có thể kéo dài tùy theo phiên bản 1 cầu hay 2 cầu.
Đại lý này cũng lấy lý do, khan hàng vì nguồn cung linh, phụ kiện hạn chế ảnh hưởng tới quá trình nhập xe.
Ford Everest 2023 tiếp tục được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Xe cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trong cùng phân khúc SUV 7 chỗ như: Hyundai Santa Fe, Toyota Fortuner, Kia Sorento hay Mitsubishi Pajero Sport…
Mẫu xe SUV thương hiệu Mỹ được bán tại Việt Nam với 4 phiên bản, giá từ 1,099 tỷ đến 1,452 tỷ đồng (Everest Ambiente: 1,099 tỷ đồng, Everest Sport: 1,166 tỷ đồng , Everest Titanium 1,245 tỷ đồng, Everest Titanium+: 1,452 tỷ đồng). So với trước đây, xe có thêm 1 phiên bản và tăng giá bán 40-52 triệu đồng so với thế hệ cũ.
Mức giá trên của Ford Everest cạnh tranh với đối thủ kỳ cựu Toyota Fortuner đang có giá từ 1,015 - 1,459 tỷ đồng nhưng đắt hơn đáng kể so với Hyundai SantaFe giá 1,030-1,290 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngay từ khi ra mắt đến nay chỉ khoảng 1 tuần nhưng việc đại lý bán bia kèm lạc với số tiền lớn như trên sẽ là rào cản lớn khiến mẫu xe này khó bứt phá về doanh số trong thời gian tới.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, Ford Everest đứng thứ 2 trong phân khúc với 1.981 xe. Đứng đầu là Toyota Fortuner với doanh số hơn 3.915 xe. Ngoài ra, các đối thủ Hyundai SantaFe cùng kỳ bán được hơn 4.855 xe, Kia Sorento đạt doanh số 2.857 xe.
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Liên minh này được coi là tia sáng trong một thị trường khó khăn bậc nhất đối với các nhà giao dịch tiền kỹ thuật số như Trung Quốc. Tuy nhiên, với thông báo mới nhất của Tencent, ánh sáng đó đã nhanh chóng bị dập tắt.
Chính phủ Trung Quốc vẫn kiên định lập trường cấm giao dịch tài sản kỹ thuật số trong nước, bao gồm: NFTs , tiền điện tử như bitcoin và ethereum, trò chơi blockchain... theo cơ quan quản lý Bắc Kinh.
Vào tháng 6, các ông lớn như Tencent, Ant Group, Baidu, JD.com và một số công ty khác đã hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp Văn hóa Trung Quốc để thành lập một nhóm tự quản, nhằm ngăn chặn các nhà sưu tập kỹ thuật số giao dịch NFT để huy động vốn.
Các công ty công nghệ này đã bày tỏ mong muốn cung cấp bộ sưu tập kỹ thuật số cho những người hâm mộ của họ và tạo ra một thị trường cho chúng.
Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, Tencent đã đóng cửa giao dịch thứ cấp của NFT, cũng như ngừng niêm yết các bộ sưu tập trên ứng dụng tin tức của mình. Tháng trước, công ty đã đổi tên danh mục “Bộ sưu tập kỹ thuật số” thành “Đơn đặt hàng kỹ thuật số”, để ngăn các nhà sưu tập bán tài sản của họ.
Được ra mắt vào tháng 8/2021, nền tảng Huanhe NFT được coi như một ngành dọc chiến lược trong việc chạy theo xu hướng NFT. Tuy nhiên, quy định nghiêm ngặt về tài sản kỹ thuật số của Trung Quốc đã buộc đơn vị này phải đóng cửa.
Tencent cho biết, dù không cung cấp các bộ sưu tập kỹ thuật số mới cho người dùng nền tảng, nhưng những người đã mua bộ sưu tập thuộc quyền sở hữu của công ty vẫn có thể sở hữu chúng hoặc yêu cầu hoàn lại tiền. Hiện, công ty đang cân nhắc điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của Huanhe.
Thái Hoàng (theo nftgator)
" alt=""/>Tencent từ bỏ kinh doanh NFT tại Trung Quốc trước sức ép từ Chính phủ